Sau đây là : KẾ HOẠCH BÀI DẠY MINH HOẠ CHUYÊN ĐỀ
MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 1
NĂM HỌC 2024-2025
Người thực hiện: Vũ Thị Thu Hằng
Ngày thực hiện: 13/3/2025
___________________________________________________________________
TIẾNG VIỆT
BÀI 2: LỜI CHÀO ĐI TRƯỚC ( TIẾT 1)
|
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù
1. Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một bài thơ; nhận biết một số tiếng cùng vần với nhau, củng cố kiến thức về vần; cảm nhận được vẻ đẹp của bài thơ qua vần và hình ảnh thơ, quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.
2. Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.
2. Năng lực chung
- Khả năng nhận biết và bày tỏ tình cảm, cảm xúc của bản thân; khả năng làm việc nhóm.
3. Phẩm chất: Có ý thức tôn trọng mọi người trong giao tiếp.
* Lồng ghép dạy học nội dung quyền con người: Quyền được giáo dục ( phần liên hệ).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV : Tranh minh hoạ, ti vi, máy tính
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU TIẾT 1
1. Ôn và khởi động
|
GV trình chiếu: Bạn Mai giới thiệu nhà bạn có vườn dâu tây. Ông nhờ bạn đi hái dâu. Trong mỗi quả dâu có 1 câu hỏi. Mai nhờ các bạn trả lời
Câu 1: Chọn từ điền vào câu sau:
Ăn chín uống sôi để:
A. Vi trùng B. phòng bệnh
C. Rửa tay D. Lau khô
Câu 2: Chọn chữ phù hợp để hoàn thiện từ sau:
Vi …ùng cố …ắng …ữ gìn
A. ch, gh d B. ch, g gi
C. tr, g, r D. tr, g, gi
Câu 3: Khi đi học dưới trời nắng, em cần chuẩn bị gì để bản thân không bị cảm sốt?
A. áo mưa B. áo khoác
C. không đội gì D. đội mũ nón
Câu 4: Khi gặp thầy cô hoặc bạn bè, khi đi học về gặp ông bà, bố mẹ em phải làm gì?
A. tạm biệt B. xin chào
C. chào hỏi D. kết thúc
Câu 5: Quan sát tranh: Hai người trong tranh đang làm gì?
A. tạm biệt B. Bắt tay
6. Em thường chào ai? Chào như thế nào?
GV chốt: Đúng rồi. Khi đi đến đâu, gặp ai chúng ta phải chào hỏi. Lời chào có những lợi ích gì chúng ta cùng nhau học bài: Lời chào đi trước
Gv viết tên bài lên bảng
|
- HS quan sát
HS dùng hoa xoay để trả lời.
HS thảo luận nhóm đôi
Đại diện trình bày
HS nhắc lại tên bài
|
2. Khám phá
HĐ1. Đọc
|
- GV đọc mẫu toàn bài thơ.
- Cho HS đọc lướt sau đó tìm từ khó đọc viết ra giấy
GV vận dụng kĩ thuật Xích xe tăng để HS luyện đọc
GV ghi bảng.
- Cho HS đọc nối tiếp từng dòng thơ (GV hướng dẫn HS cách đọc ngắt, nghỉ ).
- Bài chia thành mấy khổ thơ?
- Hướng dẫn HS đọc từng khổ thơ
- Một số HS đọc khổ thơ, mỗi HS đọc một khổ thơ.
+ GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài thơ
Chân thành: Có lòng thật sự, thật thà
Cởi mở: Dễ bày tỏ suy nghĩ, tình cảm
- Gọi HS đọc cả bài thơ.
- Yêu cầu lớp học đồng thanh cả bài thơ.
|
- HS đọc và viết
Đọc cho nhau nghe
Lớp đọc đồng thanh
- HS đọc nối tiếp.
+ 4 khổ thơ
- Đọc nhóm đôi
Một số HS đọc nối tiếp từng khổ.
- HS đọc từng khổ thơ.
- HS nhắc lại
- Thi đọc theo nhóm
Lớp đọc đồng thanh.
|
3. Thực hành - luyện tập
HĐ2. Tìm ở cuối các dòng thơ những tiếng cùng vần với nhau
|
- GV hướng dẫn HS đọc các tiếng cuối dòng thơ.
- GV cho HS chơi trò chơi: Rồng cuốn lên mây
HS tìm 2 vòng: trước – bước ; nhà – xa ; ngày - tay
- GV và HS nhận xét.
Củng cố: Em hãy chia sẻ với bạn : Em học được gì qua tiết học vừa rồi?
GV khen HS và kết thúc tiết học
|
- HS đọc
- HS chơi
HS đọc lại
HS chia sẻ trong nhóm đôi
Trình bày trước lớp
|
Và đây là một số hình ảnh của tiết chuyên đề:


